Thịt heo là một loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Ba rọi là phần thịt được ưa chuộng nhất. Thịt heo tươi có thể chế biến nhiều món ngon như thịt heo luộc, thịt heo ram, heo quay,…. Heo quay được dùng như lễ vật cúng tượng trưng cho thịnh vượng và ấm no. Do đó mà heo quay thường được đặt mua cho những dịp khai trương, cúng, lễ tết,..
Cách phân biệt các phần thịt heo:
Để chế biến được các món ngon từ thịt heo, ta cần biết phân biệt các phần thịt heo sao cho thích hợp với từng nhu cầu chế biến món ăn.
Đây là phần thịt cắt ra từ ở bụng. Sỡ dĩ người ta gọi thịt ba chỉ là vì phần thịt này có thịt và mỡ xen kẽ 3 lớp với nhau. Ba rọi được nhiều người yêu chuộng vì phần thịt này không bị khô sau khi chế biến. Ba rọi có thể chế biến các món ngon như luộc, kho, chiên, nướng, quay, hun khói,..
Đây là phần cẳng chân của heo, tính từ đầu gối đến móng. Móng heo có gân, thịt mỡ và da giòn, không có cảm giác ngán khi ăn. Móng giò là món ăn phổ biến cho người gầy hoặc được nấu thành món súp giúp mẹ lợi sữa sau sinh. Các món ngon từ móng giò heo có thể kể đến như móng heo hầm, móng heo kho, móng heo giả cầy,..
Đây là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không tách biệt rõ ràng thịt và mỡ. Nạc dăm rất hay được sử dụng để chế biến món ăn vì khi nấu thịt sẽ không bị quá khô hay quá béo. Nạc dăm có 2 loại: nạc dăm mềm và nạc dăm giòn. Nạc dăm thường được chế biến các món ngon như thịt kho tiêu, thịt nướng, thịt chiên,..
Phần thịt này nằm ở vị trí vai của con heo, dai hơn và giòn hơn nên được dùng nhiều trong các món kho, chiên, nướng,…
Đây là phần sườn lấy ở bụng con heo, xương sườn nhỏ, dẹt, nhiều thịt và thường có sụn. Thích hợp làm những món như: sườn nướng, sườn rim, sườn sốt chua ngọt…
Đây là phần đùi heo được cắt bỏ móng giò. Bắp giò heo cũng được nhiều người yêu thích. Bắp giò heo thường được rút xương và bó lại – bắp giò heo cuộn chỉ. Bắp giò heo thường dùng để chế biến món luộc, hầm, chiên, hun khói, thịt nguội,…
Đây là phần thịt nằm ở lưng của con heo. Còn được gọi là sườn cốt lết vì phần thịt này thường kèm với phần đầu xương sườn. Cốt lết thường được làm món sườn nướng cơm tấm, ram, chiên,…
Đây là phần thịt chạy dọc cột sống của con heo đến các đốt sống thắt lưng. Phần thịt này mềm và ngọt hơn các phần thịt khác và nó cũng chứa nhiều dưỡng chất hơn. Phi lê thăn heo thường được làm món chà bông, thăn heo cuộn măng tây, nấu các món bổ dưỡng cho mẹ sau sinh và bé ( không nên nấu thăn heo quá kĩ nhé).
Đây là phần thịt được lấy từ đùi sau của heo. Thịt đùi heo gồm có 3 lớp da, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, trong đó lớp thịt nạc dày hơn. Thịt đùi thường được kho, luộc, làm chà bông,..
Cách phân biệt các phần thịt của heo
Những điều cần biết để không chọn nhầm thịt kém chất lượng:
- Chọn thịt chắc và khô ráo
Các đầu bếp chuyên nghiệp cho biết thịt heo tươi thì thịt sẽ đặc, chắc và khô ráo. - Đàn hồi tốt
Độ đàn hồi của thịt heo là một trong những dấu hiệu quan trọng cần lưu tâm. Nếu ấn ngón tay vào thớ thịt mà không để lại dấu tay, sắc thịt đỏ hồng, đó là thịt heo tươi. Ngược lại là thịt không tươi hoặc đã ôi thiu. - Sắc hồng đỏ tươi
Heo tươi có màu sắc tươi, rõ và đều. Sắc đỏ của thịt càng nhạt thì vị sẽ càng nhạt - Mỡ trắng hoặc hơi vàng. Màu sắc mỡ cũng góp phần tạo nên món ăn ngon, đậm vị. Mỡ từ những con vật non có màu trắng và có màu hơi vàng đối với con vật già. Các chuyên gia cho biết rằng thịt từ những con vật già hơn sẽ có vị đậm đà hơn dù không được mềm.
Cách bảo quản thịt heo tươi:
Đối với thịt heo tươi sống, bạn nên rửa sạch, để ráo và cho vào túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm để lưu trữ:
- Có thể trữ được từ 4 – 12 tháng ở ngăn lạnh -18oC.
- Có thể trữ được từ 3 – 5 ngày ở ngăn mát -4oC
Đối với thịt heo chín, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và bảo quản:
- Có thể bảo quản từ 2 – 6 tháng ở ngăn lạnh -18oC
- Có thể bảo quản 3 – 4 ngày ở ngăn mát -4oC